Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm kèm theo rất nhiều biến chứng. Tiểu đường ở lứa tuổi nào cũng cần được điều chỉnh kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc. Trong bài viết này, mời các bạn tìm hiểu người già bị tiểu đường nên ăn gì để tốt cho việc điều trị bệnh.
Danh mục
- 1 1. Chế độ ăn cho người già mắc bệnh tiểu đường
- 2 2. Người già bị tiểu đường nên ăn gì?
- 2.1 2.1. Trái cây có chỉ số đường thấp
- 2.2 2.2. Rau củ quả tươi ít chế biến
- 2.3 2.3. Các loại hạt
- 2.4 2.4. Các loại đậu
- 2.5 2.5. Tinh bột nguyên cám, không tinh chế
- 2.6 2.6. Lòng trắng trứng
- 2.7 2.7. Thịt nạc, cá ít béo
- 2.8 2.8. Sữa không đường, tách béo
- 2.9 2.9. Quế
- 2.10 2.10. Hạt chia
- 2.11 2.11. Nghệ
- 2.12 2.12. Sữa chua ít đường
- 2.13 2.13. Quả hạch
- 2.14 2.14. Dầu ô liu
- 2.15 2.15. Hạt lanh
- 2.16 2.16. Giấm táo
- 2.17 2.17. Tỏi
- 2.18 2.18. Bí ngô
- 3 3. Nhóm thực phẩm người già tiểu đường không nên ăn
- 4 4. Thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường lớn tuổi
1. Chế độ ăn cho người già mắc bệnh tiểu đường
1.1. Chế độ dinh dưỡng cho người già mắc bệnh tiểu đường
Thực đơn của người cao tuổi cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, không nên kiêng quá mức. Người già bị tiểu đường nên ăn gì câu trả lời là cần bổ sung các nhóm chất bao gồm:
Nhóm đường bột là các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn nhiều cám, rau củ…
Nhóm thịt cá là các loại thịt nạc, thịt trắng, cá… được chế biến đơn giản như luộc, hấp, nấu canh…
Nhóm chất béo, đường cần bổ sung trong khẩu phần ăn là dầu đậu nành, dầu olive, dầu cá, vừng… đây là các chất béo không bão hòa, tốt hơn cho cơ thể.
Nhóm rau rất cần được chú trọng bổ sung trong thực đơn. Cách chế biến rau cũng cần hạn chế dầu mỡ, tốt nhất là các món luộc, hấp hoặc ăn sống như salad.
Hoa quả rất cần thiết cho người bệnh, tuy nhiên đối với người già bị tiểu đường cần lựa chọn các loại trái cây ít đường.
Nhóm thực phẩm người bị tiểu đường nên kiêng là các loại hoa quả sấy khô, gạo trắng, các loại củ nướng; thịt mỡ, nội tạng; kem tươi, đồ ngọt…
Thực phẩm cho người già mắc tiểu đường (Nguồn: kienthuctieuduong.vn)
1.2. Nguyên tắc ăn uống cho người già tiểu đường
Đối với người già bị tiểu đường, chế độ ăn cần tính toán sao cho hợp lý và đảm bảo những nguyên tắc sau:
-
Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh tăng đường huyết sau ăn
-
Tránh tình trạng quá no hay quá đói, ăn uống cần đúng giờ, điều độ
-
Không thay đổi đột ngột khối lượng hay cơ cấu các bữa ăn
-
Vận động là rất quan trọng, không ngồi 1 chỗ cả ngày. Tập thể dục từ 30 đến 45 phút mỗi ngày hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng.
Người tiểu đường nên ăn uống theo thực đơn (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
2. Người già bị tiểu đường nên ăn gì?
2.1. Trái cây có chỉ số đường thấp
Chọn mua trái cây tươi, organic là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, vitamin, chất xơ và nước. Các loại quả như thanh long, nho, táo, ổi… có hàm lượng đường fructose thấp, không làm tăng đường huyết của người bệnh. Nên ăn trái cây vào lúc đói và có thể thay thế cho bữa sáng, khối lượng trái cây cần ăn bằng cân nặng người bệnh x 10g.
Trái cây tốt cho người lớn tuổi bị tiểu đường (Nguồn: thongtinsuckhoe.vn)
2.2. Rau củ quả tươi ít chế biến
Các loại rau củ quả tươi, những loại rau màu xanh lá đậm rất tốt cho người bị tiểu đường. Năng lượng từ các loại rau này vừa đủ cho cơ thể, nhiều khoáng chất, vitamin cũng như chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra những chất chống oxy hóa, kháng viêm có trong rau củ quả sẽ giúp ngăn chặn các tế bào phát triển theo chiều hướng xấu. Người già bị tiểu đường nên ăn gì cũng không nên vượt quá cân nặng của mình x 5g rau củ quả mỗi bữa ăn.
2.3. Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều… đều có hàm lượng chất béo và đạm cần thiết và không gây hại cho người bị bệnh tiểu đường. Các bạn cần chọn mua các loại hạt sấy khô thông thường, không nên mua hạt đã qua chế biến, có gia vị tẩm ướp. Lượng hạt cần ăn mỗi ngày sẽ bằng cân nặng của người bệnh x 0.5g và nên chia đều ăn trong cả bữa chính vừa bữa phụ.
2.4. Các loại đậu
Bên cạnh các loại hạt, các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu thận… chứa nhiều đạm và đường bột. Với đậu xanh, các bạn có thể ngâm qua đêm để nảy mầm và cho người bệnh ăn ngay. Các loại đậu khác, thời gian ngâm nên là 1 đến 2 giờ đối với đậu tươi và 9 đến 10 giờ với đậu khô. Các bạn có thể hấp các loại đậu này lên và ăn trong các bữa chính. Lượng đậu 1 người bệnh cần ăn sẽ bằng cân nặng của người đó x 0.5g đậu chưa ngâm qua nước.
Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho bệnh tiểu đường (Nguồn: shizuka.vn)
2.5. Tinh bột nguyên cám, không tinh chế
Các loại tinh bột nguyên cám hay các loại ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Các bạn có thể tìm mua các loại yến mạch, gạo lứt, bột ngô nguyên chất… để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm này rất thấp và không gây biến động về đường huyết của người bệnh sau khi ăn, đồng thời còn có tác dụng giảm bài tiết insulin quá mức, bảo vệ mạch máu.
2.6. Lòng trắng trứng
Trứng vừa có tác dụng giảm nguyên nhân gây bệnh tim mạch, vừa kiểm soát đường huyết rất tốt cho người bệnh đái tháo đường. Trong trứng rất nhiều lutein và zeaxanthin có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Ăn lòng trắng trứng thường xuyên, người bệnh có thể giảm được hiện tượng viêm, tăng lượng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, bên cạnh đó lòng trắng trứng cũng giúp cải thiện độ nhạy của insulin trong cơ thể, kiểm soát đường huyết.
2.7. Thịt nạc, cá ít béo
Các loại thịt nạc, thịt trắng hay cá ít béo là nguồn thực phẩm bổ sung các chất đạm cần thiết cho cơ thể. Trong các khuyến cáo người già bị tiểu đường nên ăn gì, các chuyên gia kể tên các loại thịt gia cầm, thịt phần ức, các loại cá ít béo… nhằm hạn chế lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, làm giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng có lợi khác.
Các loại thịt nạt bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể (Nguồn: smileshop.vn)
2.8. Sữa không đường, tách béo
Bệnh nhân bị tiểu đường có thể ăn thêm các loại sữa nhưng phải là sữa không đường và tách béo. Những loại sữa thông thường trên thị trường thường có đường làm tăng chỉ số xấu của người bệnh. Các loại sữa có đường giàu chất béo có thể khiến bệnh nhân tăng cân nhanh, làm cho bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn. Sữa không đường, tách béo có thể làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể và giảm hiện tượng đầy hơi, khó tiêu cho người bệnh.
Người bệnh tiểu đường chỉ nên uống sữa không đường, tách béo (Nguồn: nhipsongphunu.com)
2.9. Quế
Quế là một loại gia vị, thực phẩm rất tốt cho đường huyết. Quế còn có tác dụng kiểm soát Triglyceride và cholesterol trong cơ thể đồng thời làm tăng độ nhạy insulin. Trong thành phần của quế còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp các tế bào trong cơ thể trở nên bền vững hơn. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng chất coumarin có trong quế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Theo các nghiên cứu, người già bị tiểu đường nên ăn gì cho thấy nếu sử dụng quế cũng chỉ nên dưới 2.5g mỗi ngày.
2.10. Hạt chia
Hạt chia có rất nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa mà lượng tinh bột lại ít nên không làm tăng đường huyết của người bệnh. Hàm lượng chất xơ hòa tan rất cao giúp tăng hiệu quả hoạt động của dạ dày và ruột. Ăn hạt chia còn có tác dụng no lâu, giữ lượng ăn ở mức vừa phải, tránh tăng cân nhanh – 1 trong những nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng của tiểu đường. Sử dụng hạt chia trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm lượng calo tiêu thụ, hạ huyết áp và giảm viêm.
Hạt chia là thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường (Nguồn: nynymilk.com)
2.11. Nghệ
Thành phần của nghệ có chứa curcumin rất có lợi cho sức khỏe. Chất này có thể làm giảm mức đường huyết, kháng viêm, rất tốt cho bệnh dạ dày, tim, thận, có thể hạ mức đường huyết và giảm viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim và thận, đái tháo đường… Để có thể hấp thụ được tối đa curcumin trong nghệ, các bạn cần kết hợp với các loại thực phẩm khác có chứa piperine, ví dụ như tiêu đen. Sự kết hợp này có thể khiến cơ thể hấp thụ curcumin nhiều hơn đến 2%.
2.12. Sữa chua ít đường
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic giúp kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Khi được hỏi người già bị tiểu đường nên ăn gì, các chuyên gia khuyên nên sử dụng sữa chua không đường hoặc ít đường chứ không phải loại thông thường ngoài các cửa hàng. Các axit béo CLA và hàm lượng canxi có trong sữa chua cũng là những chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là lứa tuổi đã bị lão hóa.
2.13. Quả hạch
Quả hạch là thực phẩm có chứa ít tinh bột, hỗ trợ làm giảm đường huyết, cholesterol xấu LDL và nồng độ insulin ở trong cơ thể. Lượng chất xơ trong quả hạch cũng giúp cho hệ tiêu hóa của người bệnh làm việc hiệu quả hơn. Quả hạch rất dễ ăn lại có tính kháng viêm cao sẽ có lợi nhiều trong việc kiểm soát bệnh tật, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng do tiểu đường ở người cao tuổi.
Quả hạch chứa ít tinh bột, hỗ trợ giảm đường huyết, cholesterol xấu LDL (Nguồn: vovimart.com)
2.14. Dầu ô liu
Sở hữu dầu ô liu nguyên chất có thành phần là axit oleic. Đây là chất béo đơn không bão hòa giúp tăng lượng cholesterol tốt HDL, cải thiện triglyceride, làm đầy hormone GLP-1. Dầu oliu đã được chứng minh là loại dầu duy nhất có khả năng giảm nguy cơ bệnh tim mạch, phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa polyphenol có trong dầu oliu còn giúp chống viêm, duy trì các tế bào mạch máu khỏe mạnh để nuôi dưỡng cơ thể.
Dầu ô liu nguyên chất rất tốt cho người tiểu đường (Nguồn: dwbxi9io9o7ce.cloudfront.net)
2.15. Hạt lanh
Hạt lanh có một phần chất xơ không hòa tan được tạo ra từ lignan. Đây là chất tương tự estrogen có tác dụng chống oxy hóa, làm hạ đường huyết, bảo vệ tim mạch, hỗ trợ kiểm soát nồng độ insulin trong cơ thể. Ăn hạt lanh trong 12 tuần sẽ cho các bạn thấy những dấu hiệu tích cực về hemoglobin A1c. Hạt lanh là một trong số những thực phẩm giúp phòng ngừa đột quỵ, tránh tăng cân ở bệnh nhân mắc tiểu đường và tim mạch rất hiệu quả.
2.16. Giấm táo
Giấm táo có lượng đường tự nhiên được lên men thành axit axetic. Hàm lượng tinh bột trong giấm táo rất thấp có thể cải thiện insulin và kìm hãm lượng đường huyết trong cơ thể. Giấm táo còn có tác dụng giảm đến 20% lượng tinh bột dùng trong bữa ăn tác động vào cơ thể. Theo một số nghiên cứu đã cho biết, người bị tiểu đường sau khi dùng giấm táo thường xuyên trước khi ngủ, tốc độ tăng đường huyết đã giảm bớt đến 6%. Giấm táo có lợi cho sức khỏe tuy nhiên với những người đang bị liệt dạ dày, giấm táo lại gây hại. Lượng giấm táo sử dụng mỗi ngày chỉ nên duy trì ở mức 5ml pha với nước cho dù đây là loại thực phẩm mà chuyên gia khuyên người già bị tiểu đường nên ăn gì bạn nhé.
2.17. Tỏi
Tỏi chứa nhiều chất kháng viêm có tác dụng như kháng sinh tự nhiên cho cơ thể, kiểm soát đường trong máu, duy trì cholesterol LDL và giữ huyết áp ở mức ổn định. Trong thành phần của tỏi chứa rất ít tinh bột nên nó sẽ không làm tăng đường huyết. Trái lại, người bệnh tiểu đường thường xuyên sử dụng tỏi đen được chứng minh có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể trong 12 tuần sẽ có những chuyển biến tích cực như huyết áp giảm, đường trong máu giảm… cải thiện rất nhiều tình trạng bệnh.
2.18. Bí ngô
Bí ngô và các loại quả họ bí đều chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể. Bí ngô có hàm lượng lutein và zeaxanthin cao giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… Bí ngô còn giúp giảm béo phì, kiểm soát tốt lượng insulin và đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều bí ngô đối với bệnh nhân tiểu đường cũng không hẳn là tốt vì lượng tinh bột có trong bí ngô khá cao so với các loại bí khác.
Sử dụng bí ngô cho người tiểu đường ở mức vừa đủ rất tốt (Nguồn: kenh14.vn)
3. Nhóm thực phẩm người già tiểu đường không nên ăn
3.1. Nhóm các thực phẩm có chỉ số đường cao
Các loại gạo, tinh bột đã qua xử lý hay bánh mì trắng… có chứa nhiều tinh bột sau khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển thành đường làm tăng cao lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh, khiến bệnh diễn biến xấu đi, khó điều trị hơn
Ăn cơm trắng nhiều không tốt cho người tiểu đường (Nguồn: baomoi.com)
3.2. Không ăn bánh kẹo ngọt
Các loại bánh ngọt, kẹo… hay tất cả những thực phẩm được tạo ngọt nhân tạo có chứa rất nhiều đường không tự nhiên, rất khó để tiêu hóa và chuyển hóa hết trong cơ thể. Phần đường này khi đi vào máu sẽ khiến cho bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn, thời gian tăng giai đoạn bệnh từ thấp đến cao bị rút ngắn, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
3.3. Không uống nước ngọt, nước ép, nước có gas
Tương tự các loại bánh kẹo, nước ngọt, nước có gas hay nước ép cũng chứa rất nhiều đường nhân tạo thấm nhanh vào máu, làm tăng đường huyết trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng nhiều loại đồ uống này sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển của bệnh, đối mặt với nguy hiểm, thậm chí tử vong.
3.4. Các thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, đồ ăn nhanh chứa nhiều carbohydrate khiến mức đường huyết của bệnh nhân tăng cao và bệnh tình diễn biến xấu nhanh chóng. Các loại trái cây sấy khô cũng không thích hợp dùng trong trường hợp này do quá trình sấy làm lượng đường trong trái cây cô đọng, người bị bệnh khi ăn vào cũng làm tăng đường huyết trong máu.
3.5. Thực phẩm chiên xào, nấu nướng kỹ
Thực phẩm nếu nấu nướng quá kỹ có thể làm mất đi các vitamin cần thiết, có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người bị tiểu đường cần tránh nạp nhiều dầu mỡ vào trong cơ thể để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa, các món ăn chiên, xào, nướng… chế biến công phu cầu kỳ cần hạn chế tối đa.
3.6. Sản phẩm từ sữa, động vật
Sữa, sữa chua, các sản phẩm từ sữa của động vật đã qua xử lý, bổ sung hương hiệu, đường nhân tạo sẽ rất nhanh thấm vào máu của người bệnh, khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Các loại sữa của động vật còn chứa rất nhiều chất béo, làm cho người bệnh bị đầy hơi, khó tiêu, không tốt cho quá trình hồi phục.
Sữa bò có đường không nên dùng cho người đái tháo đường (Nguồn: wheyshop.vn)
4. Thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường lớn tuổi
4.1. Nguyên tắc xây thực đơn cho bữa sáng, trưa, tối
Bữa sáng nên ăn sớm trước 8 giờ. Thực đơn cho bữa sáng nên là hoa quả ít ngọt, đa dạng các loại quả (tối thiểu 4 loại), lượng hoa quả cần nạp vào phải bằng trọng lượng cơ thể nhân với 10g. Các bạn có thể thử với nha đam, kết hợp với húng xoăn và gừng. Đối với người bị đường huyết ở mức cao, các bạn cần bổ sung thêm khoảng 100 đến 150g rau củ quả sống và giảm lượng trái cây thay bằng 1 trái dừa. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm 13 món ăn sáng ổn định đường huyết tốt hơn cho người tiểu đường để thay đổi mỗi ngày bớt nhàm chán nhé.
Bữa trưa và tối của bệnh nhân tiểu đường nên là các loại rau xanh, củ, quả. Lượng ăn cần bằng trọng lượng cơ thể người bệnh nhân với 5g. Các bạn có thể sử dụng các loại đậu nảy mầm hấp chín để thay thế cơm, tránh ăn các loại thịt động vật và thức ăn ninh nấu quá kỹ.
Đối với bữa phụ, các bạn có thể ăn vào lúc 9h30 sáng hoặc 5 giờ chiều. Những thực phẩm có thể ăn sẽ bao gồm các loại hạt có lợi, nước dừa hoặc sinh tố có cả rau, củ và quả.
Bên cạnh việc thực hiện theo lời khuyên từ chuyên gia về việc người già bị tiểu đường nên ăn gì thì người bệnh cần chú ý đến việc vận động, rèn luyện cơ thể, tắm nắng, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ, tránh thức khuya, tập thể thao… để giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.
4.2. Thực đơn cho cả tuần
Nếu muốn tham khảo thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường các bạn có thể áp dụng như gợi ý dưới đây.
Thứ 2 và thứ 5: Bữa sáng ăn ½ gói mì ăn liền với 50g rau xanh và 1 quả cam. Bữa phụ sáng uống 1 cốc sữa đậu nành không đường. Bữa trưa ăn 1 lạng gạo, 50g thịt nạc rim và 200g rau bắp cải luộc. Bữa phụ chiều ăn 100g khoai sọ và 1 quả quýt. Bữa tối ăn 1 bát cơm, 70g cá kho nhạt, canh rau cải, 1 quả chuối. Bữa muộn ăn ½ chiếc bánh mì không.
Thứ 3, thứ 6 và chủ nhật: Bữa sáng ăn 50g xôi đỗ xanh và 100g dưa hấu. Bữa phụ sáng ăn 1 cốc sữa chua không đường hoặc ít đường. Bữa trưa ăn 1 bát cơm, 100g cá ít béo và canh bí xanh. Bữa phụ chiều ăn 100g đu đủ và 100g dưa leo. Bữa tối ăn 1 bát cơm, trứng đúc thịt (30g thịt) canh mồng tơi và tráng miệng bằng cam. Bữa muộn ăn 200g sắn luộc.
Thứ 4 và thứ 7: Bữa sáng ăn 1 lạng phở và 30g thịt ức gà, tráng miệng với 1 lạng táo. Bữa phụ sáng dùng thêm 1 cốc sữa đậu nành không đường. Bữa trưa ăn 1 lạng gạo, 50g thịt ức gà rang và 200g rau muống luộc. Bữa phụ chiều ăn 100g chuối tiêu. Bữa tối ăn 1 bát cơm, 200g măng xào với 30g gan lợn, canh cải cúc, 100g dưa leo. Bữa muộn ăn 200g khoai lang luộc.
Người tiểu đường không nên ăn thức ăn nhanh (Nguồn: hellobacsi.com)
Nếu gia đình bạn đang có ông bà hay bố mẹ bị mắc đái tháo đường thì những thông tin trên hẳn đã mang lại cho bạn rất nhiều kiến thức bổ ích. Sau khi tìm hiểu người già bị tiểu đường nên ăn gì, tiếp theo các bạn cần lựa chọn những thực phẩm sạch, đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ để tránh bị nhiễm độc từ thực phẩm rất nguy hiểm cho cơ thể nhé!