Mỗi loại cọc bê tông sẽ phù hợp với từng điều kiện xây dựng công trình khác nhau. Nếu chọn không đúng loại cọc bê tông sẽ ảnh hưởng đến tổng chất lượng công trình và độ bền khi đưa vào sử dụng.
Danh mục
Xác định quy mô công trình nhà ở
Nếu công trình là nhà 1 – 2 tầng thì có thể chọn loại cọc 15×15, khoảng 10 – 15 tấn là đủ. Với những căn nhà cao từ 3 tầng trở nên thì nên chọn loại cọc 20×20, khoảng 20 tấn cùng mới việc chọn máy ép cọc phù hợp sẽ đảm bảo tiêu chuẩn công trình xây dựng.
Đây là tiêu chuẩn lựa chọn cọc bê tông cho nhà dân để đảm bảo độ vững chắc và tránh ảnh hưởng đến những công trình xung quanh.
Chọn chiều dài cọc
Nên chọn chiều dài cọc bê tông được được vượt quá so với lớp cát chặt. Với tiêu chuẩn chỉ khoảng 5 – 7 m là cọc bê tông đã chạm đến lớp đất tốt.
Việc sử dụng cọc bê tông quá dài sẽ gây lãng phí và khi xuyên quá sâu lại khiến chất lượng công trình giảm xuống.
Xác định sức chịu tải
Xác định sức chịu tải của từng địa chất, đất nền để lựa chọn được loại cọc có thể chịu tải phù hợp. Dưới đây là 2 loại cọc phổ biến được sử dụng nhiều trong xây dựng công trình nhà dân mà các chủ thầu cần ghi nhớ:
1. Cọc nhồi: Đòi hỏi kỹ thuật cao
Ưu điểm:
Quy trình sản xuất cọc nhồi là khoan tạo lỗ, đặt lồng thép và tiến hành đổ trực tiếp bê tông vào. Cọc nhồi phù hợp với các công trình nhà ở dân dụng như nhà biệt thự phố hay thực hiện xây dựng cầu hoặc nhà cao tầng như chung cư.
Những năm trở lại đây, cọc nhồi được ứng dụng phổ biến trong công trình xây dựng vì những ưu điểm nổi bật sau:
- Cọc nhồi có sức chịu tải tính toán lớn.
- Độ bền vững lâu dài, không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
- Dễ dàng thi công trong mọi địa hình, địa chất và môi trường như: nhà chật, hẻm sâu, độ lệch tâm nhỏ.
- Thi công được ở mọi địa tầng, chủ thầu không cần mất thời gian để khảo sát địa chất trước.
Nhược điểm:
- Thi công chậm, đòi hỏi đơn vị xây dựng phải có kiến thức sâu và kỹ thuật để phân tầng bài bản. Nếu trực tiếp đúc sâu vào lòng đất sẽ làm thân cọc bị rỗng.
- Vì phải khoan sâu khiến mặt bằng thi công bị nhầy nhụa, sình lầy.
2. Cọc ép
Ưu điểm:
Cọc ép vuông bằng bê tông cốt thép được đúc sẵn nên chủ thầu có thể trực tiếp kiểm tra chất lượng cọc. Thông thường, sản phẩm cọc ép có độ dài khoảng 11m và kích cỡ trung bình 25x25cm. Với nhiều ưu điểm nổi bật:
- Thi công nhanh, gọn và nắm rõ về sơ bộ tải trọng khi ép cọc.
- Giá thành không cao sẽ được tính dựa trên số lượng cọc sử dụng cũng như cần đóng sâu bao nhiêu.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm thì cọc ép bê tông có nhiều điểm hạn chế sau:
- Không thi công được tại những nơi chật hẹp, địa hình “khó nhằn” hoặc qua khu vực có cống. Vì đơn vị xây dựng phải sử dụng các thiết bị máy móc và xe cẩu có độ cao và tải trọng nặng cả 100 tấn.
- Cần chuẩn bị và khảo sát địa chất xây dựng để xác định chiều sâu ép cọc.
- Môi trường thi công nằm trong khu vực xây chen chúc thì có độ lệch tâm giữa cọc và khuôn viên đất > hoặc bằng 0,7m. Nên sẽ tốn rất nhiều chi phí để làm đà giằng lớn.
Tùy theo từng địa hình và điều kiện thi công như thế nào để lựa chọn cọc bê tông phù hợp để tránh tình trạng sụt lún hay đổ nhà sau khi đưa vào sử dụng. Để được báo giá ép cọc bê tông chất lượng tại TPHCM, quý khách vui lòng liên hệ TDC1 ngay nhé!